​Hướng đến tăng trưởng xanh trong ngành may mặc

Cần biết – May mặc là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho đời sống sinh hoạt của nhân dân và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động.
Ngành may mặc Việt Nam có những điều kiện thuận lợi cho phát triển như: môi trường chính trị ổn định, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, thị trường tiêu thụ trong nước lớn (hơn 90 triệu dân); đồng thời là thị trường tiêu thụ tiềm năng tương đối lớn với nước ngoài; khí hậu Việt Nam rất phù hợp để phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên cho ngành công nghiệp may mặc. Hơn thế nữa, các thành viên của WTO đã bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu và áp dụng ưu đãi về thuế cho ngành dệt may Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện còn nhiều thách thức để phát triển bền vững ngành công nghiệp này, đó là nước thải và chất thải rắn vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Thêm nữa, hiện doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhà thầu phụ của công ty nước ngoài, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Bởi thế dù kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam là khá cao song sự tham gia của các chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn khiêm tốn.

Trước tình hình này, Chính phủ Việt Nam đã và đang có những giải pháp để ngành may mặc hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững. Đó là khuyến khích khu vực sản xuất tư nhân tham gia các chương trình sản xuất sạch hơn để có thể tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và giảm chi phí sản xuất.

Chính phủ Việt Nam cũng tạo điều kiện để hình thành quan hệ đối tác, liên minh giữa các nhà sản xuất Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài, các nhà bán lẻ, nhập khẩu và các chính phủ để tạo ra các sản phẩm bền vững về vật chất và thương hiệu.

Để khuyến khích người tiêu dùng thay đổi thói quen cũ chuyển sang sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, Chính phủ Việt Nam có các ưu đãi về thuế đối với sản phẩm sản xuất bằng vật liệu sẵn có của địa phương, cũng như ưu đãi về đất, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư máy móc, công nghệ sạch.

Tin Liên Quan