Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải được sử dụng để may quần áo. Mỗi loại vải lại có những đặc tính khác nhau và phù hợp để may một chủng loại sản phẩm khác nhau. Nếu bạn là người quan tâm đến vải vóc và may vá thì hãy cùng chúng tôi khám phá các loại vải may mặc phổ biến nhất hiện nay để hiểu rõ hơn những ưu nhược điểm của mỗi loại.
1. Vải Cotton
Có thể nói, trong các chất liệu vải thì cotton chính là loại vải được sử dụng nhiều và rộng rãi nhất. Vải được làm từ xenlulo – một chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên nên rất mềm mịn lại có độ co giãn tốt, đặc biệt là an toàn với làn da người sử dụng. Ngoài ra, khi sử dụng vải cotton trong may mặc còn mang đến cảm giác thoải mái do vải thấm hút mồ hôi tốt. Độ bền của loại vải này cũng rất cao và giặt cũng nhanh khô, khả năng giảm nhiệt tốt, không gây nóng hay bức bí khi mặc.
Vải cotton với màu sắc đa dạng
Có bao nhiêu loại vải cotton? Cũng có khá nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Về cơ bản, vải cotton được chia làm 5 loại là cotton trơn, cotton thun, cotton thun 2 chiều, cotton thun 4 chiều và cotton spandex.
2. Vải Kaki
Đây cũng là chất liệu vải được sử dụng rất nhiều hiện nay. Để tạo nên một tấm vải kaki, người ta cần phải sử dụng đến cotton hoặc sợi tổng hợp dệt chéo. Đặc điểm của loại vải này là dày và cứng hơn so với các loại vải khác, thích hợp để may đồng phục công sở hoặc là đồ bảo hộ lao động. Ưu điểm của nó là dễ giặt, ít bị nhăn và khả năng cầm mài tốt, thun kaki có độ co giãn tốt
Vải kaki có hai loại, một loại thun kaki có độ co giãn tốt và một loại là không thun, không co giãn.
3. Vải Jeans
Một trong các loại vải thường dùng trong may mặc hiện nay phải kể đến vải jeans. Loại vải này được tìm thấy vào năm 1873 bởi hai nhà nghiên cứu người Ý Jacob Davis và Levis Strauss. Thực chất vải jeans là một dạng của vải bông thô, chúng được dệt từ hay sợi cùng màu và là cotton hoàn toàn. Loại vải này được đánh giá cao về độ bền và được ứng dụng nhiều trong may mặc bởi nó thích hợp cho mọi giới tính, lứa tuổi và tầng lớp.
Vải Jeans độ bền và được ứng dụng nhiều trong may mặc
4. Vải kate
Nguồn gốc tạo nên vải kate là vải sợi TC được pha giữa cotton và polyester. Vải kate cũng được chia ra làm rất nhiều loại với các mức giá thành khác nhau, có thể kể đến như vải kate Mỹ, vải kate ý, vải kate Korea, vải kate Silk, vải kate thun, vải kate Polin,…
Vải kate cũng được sử dụng rất phổ biến trong may mặc
5. Vải Nỉ
Việc phân biệt các loại vải không khó, đặc biệt là vải nỉ. Loại vải này được bao phủ bởi một lớp lông ngắn nhưng rất mềm, mượt và ấm áp. Do đó, chúng thường được sử dụng để may quần áo mùa đông, đặc biệt là quần áo đông cho trẻ em. Khi nhắc đến loại vải này người ta thường nghĩ ngay đến các ưu điểm là khả năng giữ ấm tốt, ít thấm nước, thoáng khí, có thể sử dụng cả 2 mặt và dễ dàng giặt giũ, bảo quản nhưng lại rất lâu khô.
Vải Nỉ khả năng giữ ấm tốt, ít thấm nước, thoáng khí
6. Vải Len
Trong số các loại vải trên thị trường có khả năng giữ ấm tốt thì len đứng hàng đầu. Các bạn thường bắt gặp loại vải khi mua quần áo mùa đông. Nguyên liệu dùng để sản xuất vải len là lông động vật. Ưu điểm của loại vải này là không nhắn, khả năng hút ẩm và giữ nhiệt tốt.
Vải Len này là không nhắn, khả năng hút ẩm và giữ nhiệt tốt
7. Vải Thô
Loại vải này có khả năng co giãn 4 chiều, bề mặt lại rất mịn, sờ vào thấy mát, khả năng thấm nước cũng nhanh. Nếu để ý kỹ các bạn có thể thấy trên bề mặt vải thô có những sợi lông mỏng, ngắn.
Vải Thô có bề mặt lại rất mịn, sờ vào thấy mát
8. Vải Voan
Mặc dù có nguồn gốc từ sợi tổng hợp nhân tạo nhưng vải voan lại rất mềm mịn, nhẹ nhàng, khi mặc tạo cảm giác vô cùng thoải mái. Trong số các loại vải may áo sơ mi nữ thì voan là loại vải chiếm ưu thế.
Vải voan rất đẹp, mềm, nhẹ, thích hợp may áo sơ mi nữ
Lưu ý rằng, khi chọn voan làm vải may áo sơ mi nên chọn loại có độ mỏng vừa phải và có màu nhẹ nhàng, tránh những loại vải quá mỏng và trong suốt bởi không bạn rất dễ bị “lộ hàng”.
9. Vải Lanh
Vải lanh là một loại vải có nguồn gốc tự nhiên. Nguyên liệu chính sử dụng để làm vải lanh là từ cây lanh. Đặc điểm dễ nhận thấy ở loại vải này là mềm, nhẹ, bền và thấm hút mồ hôi tốt. Khi mặc mang đến cảm giác rất thoải mái, mát mẻ. Tuy nhiên, loại vải này lại rất dễ nhăn và có độ đàn hồi kém.
Vải lanh mang đến cảm giác rất thoải mái, mát mẻ
10. Vải đũi
Vải đũi và vải thô có nhiều nét tương đồng nhau nhưng so với vải thô thì vải đũi mềm và mịn hơn. Loại vải này được dệt từ sợi và nhuộm bằng mặt trái. Các sản phẩm được làm từ vải đũi đều mang nét đơn giản, mộc mạc và tự nhiên. Người ta thường dùng vải đũi để may quần hoặc váy.
Vải đũi mang nét đơn giản, mộc mạc và tự nhiên
11. Vải Lụa
Lụa cũng là một trong số các loại vải tự nhiên rất được ưa chuộng. Để có được một tấm vải lụa người ta phải lấy tơ từ kén con tằm để dệt nên. Chất liệu vải này rất mềm, mướt, thấm hút mồ hôi tốt, mang đến cảm giác thoải mái vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Những trang phục như váy cưới, sơ mi, pijama, váy, đầm, áo choàng,… thường sử dụng loại vải này.
Vải Lụa chất liệu vải này rất mềm, mướt, thấm hút mồ hôi tốt
12. Vải Ren
Vải ren được sử dụng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong may áo váy cưới. Cách phân biệt vải ren với các loại chất liệu vải khác không khó. Vải ren khi sờ vào cho cảm giác mềm mại, dày dặn và không nóng. Mặc quần áo bằng vải ren vào mùa hè vừa thoải mái lại vừa mát mẻ.
Ren là chất liệu được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực may váy cưới
13. Vải 100% PE (Nylon)
Đặc điểm của vải PE là độ bền cao, vải dai, mềm và bóng mượt. Ngoài ra, vải PE cũng ít bị thấm nước và rất nhanh khô. Ngày nay, người ta sử dụng loại vải này ngày càng nhiều nhằm mục đích thay thế cho loại vải dệt thủ công.
Vải PE có màu sắc rất đa dạng, phong phú mà giá thành lại thấp và ít bị nhăn. Nhưng khi mặc quần áo bằng vải PE lại hơi nóng bởi khả năng hút ẩm của vải kém.
vải PE ít bị thấm nước và rất nhanh khô
14. Vải Chiffon
Loại vải cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu là chiffon. Đây là loại vải vừa mỏng lại nhẹ, thường được sử dụng để may váy, đầm hay áo sơ mi. Với các trang phục bằng vải chiffon các bạn nên lưu ý giặt bằng tay với dầu gội đầu, tránh để vải tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh.
tránh để vải chiffon tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh
Trên đây là tên các loại vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và ưu nhược điểm của mỗi loại. Tin rằng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ các bạn đã có thể phân biệt được từng loại vải và chọn được cho mình vải may đồ ưng ý nhất.